Hiện nay, ngày càng nhiều công trình xuất hiện tình trạng thấm dột chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Do đó, công đoạn xử lý chống thấm triệt để vô cùng quan trọng. Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm được nhiều người áp dụng để bảo vệ công trình trường tồn với thời gian. Vậy chống thấm ngược là gì? Chống thấm ngược có lợi ích như thế nào và quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
1. Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm ở mặt bên kia của nguồn gây thấm. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ tối ưu cho ngôi nhà của bạn khỏi tình trạng ngấm nước, thấm dột.
Phương pháp chống thấm ngược được thực hiện ở mặt đối diện với nguồn thấm. Nếu như nước bị ngấm vào nhà từ bức tường ngoài trời thì sẽ thực hiện chống thấm ở khu vực tường trong nhà và ngược lại.
2. Các nguyên nhân gây thấm ngược
Mặt đất thường xuyên ẩm thấp tiếp xúc với tường nhà sau một thời gian dài sẽ khiến kết cấu bê tông tường và sàn nhà ẩm ướt, gây nên tình trạng thấm dột.
Sử dụng xi măng chất lượng kém, bị rạn nứt nhanh chóng sau một thời gian ngắn sử dụng.
Nước mưa thường xuyên tác động trực tiếp lên bề mặt tường khiến tường bị ẩm ướt trong 1 thời gian dài.
Độ ẩm trong không khí không thoát ra được, ngưng tụ ngay trong tường nhà và trần nhà khiến trần và tường rất dễ bị ngấm nước.
>> Bài viết nổi bật:
- Bật mí giải pháp chống thấm tường nhà cũ hiệu quả triệt để
- Sơn ngoại thất màu ghi đẹp và ấn tượng nhất có thể bạn sẽ thích
3. Khi nào cần sử dụng các phương pháp chống thấm ngược?
Khi không thể áp dụng được phương pháp chống thấm thuận thì bắt buộc phải chống thấm ngược. Phương pháp chống thấm ngược đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm. Bạn cần thực hiện chống thấm ngược cho công trình của mình khi gặp phải những trường hợp sau:
- Nước mưa lọt vào khe tường tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề.
- Mạch nước bên ngoài tác động mạnh bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt, bể bơi,… bị rò rỉ, thấm dột.
- Tường nhà bị nứt rạn, nước xâm nhập vào các vết nứt ấy và phá vỡ kết cấu của bề mặt tường nhà.
- Sân thượng hoặc nhà vệ sinh nhà liền kề không được xử lý chống thấm kỹ càng khiến nước xâm nhập vào vách tường nhà bạn, khi ấy bạn buộc phải xử lý chống thấm ngược cho tường bên nhà mình.
4. Nguyên tắc khi chống thấm ngược
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, độ ẩm từng vùng và mức độ thấm dột mà có kỹ thuật chống thấm khác nhau.
Khi thực hiện chống thấm cần xử lý toàn bộ bề mặt thi công, tránh tình trạng bỏ qua khiến bề mặt loang lổ, dễ thấm dột trở lại.
Sử dụng các chất chống thấm cần đảm bảo chất lượng, có độ liên kết tốt với bề mặt thi công và có tính đàn hồi cao.
5. Các hạng mục cần chống thấm ngược
5.1 Chống thấm ngược bể nước
Bể nước thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như ăn uống, sinh hoạt, sản xuất,… Bể nước thường được thi công xây dựng bằng gạch hoặc xi măng. Những vật liệu này thường có nguy cơ rò rỉ, ngấm nước rất cao. Bên cạnh đó, bể nước ngầm nằm sâu trong lòng đất, luôn ở môi trường ẩm ướt nên rất khó bền vững theo thời gian. Vì thế, với bể nước thì bạn cần xử lý tình trạng thấm dột bằng cả phương pháp chống thấm thuận và phương pháp chống thấm ngược để mang lại hiệu quả tối ưu.
5.2 Chống thấm ngược trần nhà, sàn nhà
Trần nhà, sàn nhà đều là 2 khu vực phải thường xuyên chịu tác động của nước và độ ẩm không khí. Do vậy, khi xử lý chống thấm tại các khu vực này thì cần sử dụng những vật liệu có độ co giãn, đàn hồi tốt và có khả năng kết dính chặt chẽ với toàn bộ bề mặt trần và sàn nhà.
5.3 Chống thấm ngược tường nhà, chân tường
Tình trạng thấm dột tường và chân tường xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nếu chân tường không được xử lý chống thấm trong một thời gian dài thì nước từ khu vực chân tường sẽ ngấm lên trên và gây thấm dột cho cả tường nhà. Khi ấy sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như bong tróc sơn, rong rêu, nấm mốc gây mất thẩm mỹ và tạo mùi ẩm mốc khó chịu.
Quy trình chống thấm ngược cần được tuân thủ
Bước 1: Vệ sinh kỹ bề mặt thi công
- Dọn dẹp, loại bỏ toàn bộ rong rêu, nấm mốc, lớp sơn và lớp xi măng cũ trên bề mặt thi công.
Bước 2: Xử lý cẩn thận ống xuyên sàn
- Trước khi thực hiện chống thấm cần khớp mí nối cẩn thận kín quanh cổ ống xuyên sàn và xử lý những cổ ống đã hỏng hóc.
Bước 3: Thi công chống thấm
- Quét 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt thi công, độ dày của mỗi lớp là 2mm.
- Đợi khi 2 lớp vữa đã khô hoàn toàn thì tiến hành quét thêm 1 lớp xi măng + cát hoặc dung dịch chống thấm lên bề mặt. Lưu ý thực hiện quét đều tay để dung dịch chống thấm bao phủ hết bề mặt thi công.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
- Sau khi thi công từ 12-24 giờ thì kiểm tra lại hiệu quả chống thấm rồi nghiệm thu công trình.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống thấm ngược. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
>> Xem thêm: Sơn chống thấm JYMEC – Sự lựa chọn tin dùng của mọi nhà