Bệnh tiểu đường là một căn bệnh gây ra do tình trạng rối loạn dung nạp glucose do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Căn bệnh này gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân nên điều trị càng sớm sẽ càng tốt. Vì vậy các chuyên gia đã phân chia thành nhiều giai đoạn khác nhau để tiện cho việc điều trị. Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?
1. Mục đích phân loại bệnh tiểu đường thành các giai đoạn khác nhau
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng mạch máu và thần kinh, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Khi phân loại bệnh tiểu đường thành các giai đoạn khác nhau nhằm các mục đích sau:
- Giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân, xác định được mức độ bệnh nhân nặng hay nhẹ.
- Giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn, giai đoạn đầu chỉ cần kiểm soát chế độ ăn và lối sống, các giai đoạn sau sử dụng thuốc viên, một số trường hợp phải sử dụng thuốc tiêm insulin.
- Giúp tiên lượng tình trạng bệnh nhân tốt hơn
- Giúp bác sĩ đưa ra được kế hoạch chủ động để ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường, giải quyết các yếu tố nguy cơ.
>> Xem thêm: 100 Câu Hỏi Đáp Đái Tháo Đường
2. Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?
Có nhiều thể tiểu đường khác nhau, trong đó tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ sẽ không phân chia giai đoạn, bệnh nhân thường sử dụng insulin để điều trị. Còn với tiểu đường tuýp 2 thường chia làm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn tiền tiểu đường
Đây là giai đoạn sớm, bệnh nhân không có triệu chứng gì, cũng không có dấu hiệu nhận biết. Thông thường bệnh nhân tình cờ đi khám sức khỏe, kiểm tra máu định kỳ phát hiện thấy đường máu tăng cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là tiểu đường.
Giai đoạn này được gọi là rối loạn dung nạp đường. Bệnh nhân thường được chỉ định điều chỉnh chế độ ăn và lối sống, theo dõi đường máu định kỳ 1-3 tháng 1 lần.
Giai đoạn bệnh tiểu đường
Khi đường máu không được kiểm soát, tiếp tục tăng cao. Insulin do tụy tiết ra không đủ cung cấp cho cơ thể, hoặc cơ thể đề kháng với insulin gây ra tình trạng đường máu tăng rất cao.
Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi. Các triệu chứng có thể diễn ra từ từ khiến bệnh nhân không để ý, chính vì vậy bệnh này mới được coi là kẻ giết người thầm lặng.
Khi các triệu chứng rầm rộ thường do đường máu tăng rất cao, lúc này bệnh nhân không đi khám và điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng cấp tính như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu… Đây là một trong những biến chứng đái tháo đường type 2 giai đoạn mà người bệnh cần phải chú ý.
Giai đoạn xuất hiện biến chứng
Tùy từng bệnh nhân mà sau khi bị bệnh từ 1 đến vài năm sẽ xuất hiện các biến chứng mạn tính. Có thể biến chứng ít hay nhiều tùy thuộc tình trạng kiểm soát đường máu của bệnh nhân, chính vì vậy không ai giống ai.
Có triệu chứng có thể gặp như tê bì ở tay và chân, dị cảm ở da, rối loạn cảm giác ở da, thường xuyên bị chuột rút, khó chịu. Có thể rối loạn đại tiện táo lỏng bất thường, do rối loạn thần kinh tự động.
Ngoài ra còn nhiều biến chứng khác như mắt mờ, đục thủy tinh thể, xuất hiện các đốm đen trước mắt, da khô nứt nẻ. Hoặc xuất hiện các biến chứng mạch máu như xơ vữa mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tắc mạch chi. Một số người còn biến chứng thận, biến chứng bàn chân rất nguy hiểm.
Giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn tất cả các biến chứng xuất hiện đồng thời, tiên lượng nặng. Bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu từ các biến chứng gây ra.
Bài viết giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, hi vọng có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán được bệnh sớm và ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả.
>> Mời bạn tham khảo và theo dõi thêm bài viết