Do tác động của thời tiết hoặc thức ăn, ô nhiễm nguồn nước khiến cho một lượng lớn xác cá chết nổi trên ao nuôi. Rất nhiều người chăn nuôi không tìm được phương pháp xử lý mà để cá tự phân hủy tự nhiên hoặc dùng làm thức ăn cho vật nuôi khác. Điều này càng khiến cho môi trường nước ô nhiễm trầm trọng. Phương pháp giải quyết được nghiên cứu và cho hiệu quả tối ưu đó là thu gom và ủ thành phân cá bón cho cây trồng. Vậy tác dụng của phân cá đối với ngành trồng trọt là như thế nào?
Thứ nhất, cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cây phát triển
Phân cá được sản xuất từ cá tươi và chế phẩm vi sinh an toàn. Do đó, loại phân vi sinh này có chứa nhiều nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm cả nhóm vi lượng (Ca, Mg, Fe, Zn…) và nhóm đa lượng (NPK). Ngoài ra còn phải kể đến nhiều loại vitamin được giữ lại giúp cây hấp thụ và phát triển như: Vitamin A, Vitamin D, vitamin B1…
Tất cả các nhóm chất dinh dưỡng được bón vào rễ cây hoặc phun trên mặt lá đều có tác dụng giúp cây tăng cường trao đổi chất, phát triển tốt.
Thứ hai, kích thích cây nhanh ra hoa, kết trái
Bón phân đạm cá ở giai đoạn bón thúc sẽ giúp bộ rễ hấp thụ axit amin đơn giản, kích thích quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của hạt phấn và đậu quả. Ngoài ra, các nhóm chất dinh dưỡng và axit amin đơn giản còn tăng tỉ lệ đầu trái so với phương pháp chăm sóc thông thường. Đặc biệt hiệu quả với cây tự thụ phấn như cà phê, hồ tiêu…
Thứ ba, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giảm mắc bệnh
Qua quá trình ủ với chế phẩm sinh học, các protein trong cá tươi đã được phân giải, tạo thành các chuỗi axit amin đơn giản. Khi được bón thúc, bộ rễ của cây dễ dàng hấp thụ, thời gian để cây xử lý chất dinh dưỡng đã thu nạp ngắn hơn so với sử dụng phân hóa học. Thông qua đó, bộ rễ cây bị yếu sẽ nhanh chóng được phục hồi, phát triển, tăng sức đề kháng, giải độc tố, hóa chất.
Ngoài ra, lưu huỳnh có chứa trong phân đạm cá con có tác dụng giảm nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng như ấu trùng, trứng tuyến trùng. Đồng thời ngăn ngừa sâu bệnh hoặc các loại virus gây hại tấn công.
Thứ tư, cải tạo đất trồng
Không chỉ đối với cây trồng, tác dụng của phân cá còn được liệt kê đối với đất canh tác nông nghiệp. Khi tưới gốc, một lượng lớn vi sinh vật có lớn trong chế phẩm EM hoặc nấm đối kháng trong Trichoderma được cung cấp vào đất. Nó có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh gây hại, nấm bệnh, cải tạo đất bị bạc màu chua hóa, kiềm hóa. Sử dụng phân đạm cá bón trong một thời gian dài có tác dụng cải tạo lại độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất canh tác.
Thứ năm, giảm thiểu sử dụng phân hóa học, phát triển ngành trồng trọt sạch, an toàn
Phân đạm cá được ủ từ cá tươi xay nhuyễn kết hợp với các chế phẩm sinh học tạo ra phân bón vi sinh an toàn cho đất và cây trồng. Hàm lượng dinh dưỡng trong đạm cá nhiều và tương đối đầy đủ. Khi được ứng dụng rộng rãi trong các nhà vườn, hợp tác xã, chắc chắn sẽ giảm thiểu tình trạng sử dụng phân hóa học.
Nhìn chung đây là hướng đi đang được khuyến hích cho ngành nông nghiệp. Cách làm phân bón cá lại tương đối đơn giản, giá thành rẻ, bà con có thể tự làm tại nhà. Kết hợp sử dụng thêm máy xay cá tạp 3A để rút ngắn thời gian sản xuất, cho năng suất vượt trội, hiệu quả cao.
Trên đây là 5 tác dụng của phân cá, cũng đồng thời là lời giải thích tại sao bà con nên sử dụng phân bón cá cho trồng trọt.