Image default
Thực phẩm

Quy trình xin cấp giấy phép VSATTP

Quy trình xin cấp giấy phép VSATTP – Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống thì cần phải xin thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Oceanlaw tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (VSATTP) cũng như tư vấn các thủ tục pháp lý, phát sinh cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thực phẩm trên cả nước. 

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý doanh nghiệp những thông tin và điều kiện cần để xin cấp giấy phép VSATTP. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về các thủ tục này nhé.

Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là tài liệu chứng nhận bởi cơ quan quản lý chức năng (bao gồm cơ quan y tế, cơ quan an toàn thực phẩm). Giấy này nhằm xác nhận một doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc một cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ và đáp ứng được các yêu cầu, quy tắc về vệ sinh và an toàn thực phẩm. 

Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn là thước đo để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tăng tính minh bạch, uy tín của sản phẩm và đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo VSATTP

  • Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống và chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy bán thức ăn sẵn, thực phẩm đã được nấu chín, căn-tin, nhà hàng, cơ sở sản xuất đồ ăn sẵn, nhà bếp tập thể,…
  • Các hoạt động kinh doanh thực phẩm bao gồm một số công việc như vận chuyển, giới thiệu sản phẩm, bảo quản thực phẩm, buôn bán thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị và chợ.

Nếu đối với các trường hợp mà cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp các giấy chứng nhận như GMP (Thực hành sản phẩm tốt), HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 22000, IFS (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế), BRC (Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP),… hoặc các giấy chứng nhận tiêu chuẩn tương tự khác và vẫn còn hiệu lực thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó không cần phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận VSATTP.

Điều kiện được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải đáp ứng những nội dung sau đây thì mới được cấp giấy phép VSATTP:

  • Bếp ăn được bố trí đảm bảo tách biệt với thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc chế biến, kinh doanh\
  • Các dụng cụ thủ gom rác thải, chất thải phải đảm bảo vệ sinh 
  • Cống rãnh ở cửa hàng, nhà bếp phải thông thoáng, không được tắc, ứ đọng
  • Nhà ăn phải thoáng mát, đáp ứng điều kiện ánh sáng, chế độ vệ sinh sạch sẽ, biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
  • Có thiết bị, dụng cụ bảo quản tốt thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ
  • Điều đặc biệt đó là phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các nội dung sau:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp cách xa các khu vực có nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác,
  • Có đủ nước đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật, cung cấp đầy đủ nước cho hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm
  • Đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chế biến, xử lý nguyên liệu, đóng gói, bảo quản, vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra cần đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị khử khuẩn, rửa, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại.
  • Hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên
    liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
    thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sỡ vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực
    phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sỡ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ
    sỡ y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sỡ và của
    người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trường Bộ quản lý chuyên
    ngành.

Quy trình các bước cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giấy VSATTP
  • Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
  • Bước 4: Kiểm tra hiện trường
  • Bước 5: Xử lý thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bước 6: Xác nhận và đánh giá
  • Bước 7: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Ý nghĩa của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Các cơ sở này bắt buộc phải thực hiện đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi nó sẽ là chứng nhận rằng cơ sở kinh doanh đó đủ điều kiện vệ sinh, trang thiết bị sản xuất đảm bảo.

Ngoài ra nó còn là minh chứng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình kinh doanh đảm bảo và an toàn đối với sức khỏe người dùng.

Đối với người tiêu dùng

Giấy chứng nhận VSATTP không chỉ mang ý nghĩa đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà còn là mang ý nghĩa đảm bảo niềm tin cho người dùng. Bởi ngày nay thực phẩm bẩn tràn lan khắp thị trường và rất khó có thể phân biệt, điều này gây lên nỗi lo cho người tiêu dùng không biết đâu là thực phẩm bẩn đâu là thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Giấy chứng nhận VSATTP này sẽ là cơ sở để người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mà bên cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp. Là minh chứng đảm bảo cho người tiêu dùng về vấn đề cung cấp thực phẩm rõ nguồn gốc xuất sứ. Để người dùng an tâm hơn về sản phẩm thực phẩm mà mình đang tin dùng.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Quy trình xin cấp giấy phép VSATTP“, rất mong nội dung chia sẻ trên sẽ đem lại hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc muốn được tư vấn, giải đáp thì xin vui lòng liên hệ Họtline: 0904 445 449 – [email protected].

https://luonkhoemanh.com/quy-trinh-xin-cap-giay-phep-vsattp

Related posts

Những loại sữa dành cho người mắc bệnh liên quan đến dạ dày

Lê Đông Nghi

Mẹo chế biến thức ăn dư thừa an toàn, thơm ngon

Lê Đông Nghi

Bí quyết giữ thực phẩm tươi ngon trong tủ lạnh mà chị em nên biết

Huy

Leave a Comment