Những năm gần đây người Việt không chỉ chờ các nhà đầu tư nước ngoài. Mà các cá nhân, doanh nghiệp đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện về thủ tục để họ thuận lợi trong quá trình làm việc với các nước này. Mời các bạn tham khảo quy định về các thủ tục đăng ký đầu tư bên dưới.
1. Khái niệm đầu tư ra nước ngoài
Đây là việc cá nhân, tổ chức hay gọi chúng là nhà đầu tư thanh toán mua toàn bộ hoặc 1 phần cơ sở kinh doanh; hoặc chuyển vốn; hoặc xác lập quyền sở hữu tài sản để đầu tư kinh doanh ngoài nước Việt Nam. Đồng thời nhà đâu tư là người trực tiếp quản lý việc đầu tư kinh doanh đó.
Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng. Vì vậy, Nhà nước luôn tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân, tổ chức có khả năng tìm kiếm, khai tác, phát triên, mở rộng thị trường ra các nước khác. Điều này góp phần tăng khả giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ giữa đôi bên.
Đồng thời tiếp cận và áp dụng những công nghệ hiện đại góp phần đưa nước ta đi lên nhờ học hỏi những tư duy công nghệ mới của các nước đó. Chính vì vậy, Nhà nước luôn có các chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư ra nước ngoài.
2. Những cách thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài theo các loại hình được quy định theo các điều Luật như sau:
- Nhà đầu tư thực hiện thành lập các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và được họ đồng ý cấp phép;
- Thực hiện các hợp đồng BCC ở nước ngoài theo đúng quy định nước đầu tư;
- Mua 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần của 1 tổ chức kinh doanh ở nước ngoài và tiến hành quản lý và phát triên.
- Kinh doanh mua bán các loại giấy tờ, chứng khoán, cổ phiếu nhằm thu lại lợi nhuận theo đúng luật định của nước đầu tư.
- Ngoài ra còn nhiều hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Mời bạn theo dõi và tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: Bật mí 4 loại thực phẩm giúp làm trắng da từ sâu bên trong
3. Các dự án đầu tư ra nước ngoài
Theo số vốn góp nhằm mục đích đầu tư, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau theo quy định:
- Dự án không thuộc diện theo chủ trương (tự tìm kiếm và đầu tư không theo các chủ trương có sẳn của Nhà nước), có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước.
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ.
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội.
4. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
- Giấy tờ đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Đối với nhà đầu tư cá nhân cần có bản sao công chứng CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần có tài liệu hoặc giấy chứng nhận thành lập;
- Bản đề xuất dự án đầu tư;
- Các giấy tờ bản sao chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư đối với dự án: bản báo cáo tài chính của cá nhân tổ chức trong 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; có giấy cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; hoặc có cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính nào đó bảo lãnh khả năng tài chính của nhà đầu tư.
- Có giấy cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc tổ chức tín dụng;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2104;
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư cần nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với các cơ quan này.
Trên đây là những kiến thức dành cho các nhà đầu tư ra nước ngoài. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ bất cứ thủ tục pháp lý nào, hãy liên hệ với đội ngũ luật sư tư vấn đầu tư ra nước ngoài và tư vấn đầu tư tại Việt Nam của chúng tôi.
>> Xem thêm: Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng sức khỏe con người