Image default
Nội thất

Nhựa đường chống thấm và những tác dụng tuyệt vời mà bạn nên biết!

Nhựa đường là một trong những vật liệu chống thấm không còn quá xa lạ, tuy vậy, những tác dụng tuyệt vời mà nó mang đến cho công trình xây dựng thì có thể nhiều người vẫn chưa biết đến. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin về nhựa đường chống thấm và tác dụng tuyệt vời của nó, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nhựa đường chống thấm là gì?

Nhựa đường chống thấm 1

Nhựa đường là hợp chất có màu đen, thường tồn tại ở dạng hỗn hợp lỏng hoặc hợp chất rắn, có độ nhớt cao, là sản phẩm của quá trình lọc – hóa dầu. Thành phần của nhựa đường có BITUM nên nó có khả năng chống thấm rất tốt, do đó được dùng để sản xuất vật liệu chống thấm.

2. Phân loại nhựa đường chống thấm:

Nhựa đường được chia làm 2 loại, bao gồm:

+ Nhựa đường đặc: sử dụng trong sản xuất bê tông nhựa đường và nhũ tương nhựa đường phục vụ cho thi công đường nhựa và các công trình giao thông khác nhau. Nhựa đường đặc bao gồm nhựa đường BITUM có dầu hỏa và nhựa đường đặc hắc ín có nguồn gốc từ than đá, cả hai loại nhựa đường đều có khả năng chống thấm hiệu quả.

Nhựa đường chống thấm 2

+ Nhựa đường lỏng: thường được sử dụng để tưới mặt đường trong thi công đường nhựa hoặc để kết dính hai lớp bê tông nhựa. Đây là sản phẩm của quá trình trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa theo tỷ lệ nhất định và được chia làm 3 loại dựa vào tốc độ đông đặc: nhanh – vừa – chậm.

Nhựa đường chống thấm 3

>> Bài viết nổi bật:

3. Những ưu điểm của nhựa đường chống thấm:

Nhựa đường là vật liệu chống thấm truyền thống nhưng vẫn chiếm được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng do có những đặc tính nổi bật như:

+ Khả năng bám dính cực tốt: nhựa đường có thể bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau, do đó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

+ Nhựa đường có độ đàn hồi tốt, có tính dẻo cao, có khả năng bắc cầu vết nứt, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng cho công trình của mình.

+ Nhựa đường có khả năng chống thấm hiệu quả, chịu được áp lực của nước và các tác động lực lớn đến từ môi trường.

Nhựa đường chống thấm 4

+ Khả năng chịu nhiệt của nhựa đường rất tốt, có thể chống chịu được ở môi trường có nhiệt độ cao và có khả năng chịu lạnh.

+ Có khả năng kháng chất hóa học, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

+ Có độ bền cao và tuổi thọ dài lâu, giúp bảo vệ công trình của bạn một cách toàn diện.

+ An toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ, giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.

4. Công dụng của nhựa đường chống thấm:

Nhựa đường có độ dẻo và khả năng bám dính cao, chống thấm nước tốt nên bên cạnh việc sử dụng trong thi công đường bộ thì còn được dùng trong các lĩnh vực khác nhau:

+ Chống thấm mái nhà: Sử dụng nhựa đường để chống thấm cho mái sẽ giúp kết cấu của công trình được bảo vệ tuyệt đối khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, tia UV và nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường.

+ Chống thấm tường nhà: Nhựa đường dạng bán rắn sẽ được đun nóng sang dạng lỏng và được sử dụng để quét mặt xi măng. Đây được coi là giải pháp chống thấm hiệu quả cho tường nhà ở những vị trí không yêu cầu tính thẩm mỹ cao do sử dụng nhựa đường sẽ có tính kinh tế hơn nhiều sản phẩm chống thấm khác.

Nhựa đường chống thấm 5

+ Chống thấm ban công, sân thượng: Nhựa đường cũng được sử dụng để chống thấm ban công, sân thượng cho nó có thể chịu được nhiệt độ và áp suất lớn, giúp bảo vệ kết cấu công trình của bạn và ngăn chặn công trình bị ảnh hưởng bởi các tác nhân oxi hóa.

+ Chống thấm nhà vệ sinh: Giúp hạn chế tình trạng nước ngấm xuống sàn nhà vệ sinh gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

+ Chống thấm công trình tự hoại, bể phốt: Do có giá thành rẻ, khả năng kháng lực và chịu áp suất tốt nên nhựa đường rất phù hợp trong việc chống thấm các công trình này.

5. Lưu ý khi sử dụng nhựa đường chống thấm:

Khi sử dụng nhựa đường để chống thấm cho công trình, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

+ Làm sạch bề mặt thi công trước khi thi công chống thấm để đảm bảo lớp nhựa đường bám dính lên bề mặt một cách tốt nhất.

Nhựa đường chống thấm 6

+ Dán thẳng hàng, không uốn nếp nếu sản phẩm bạn dùng là nhựa đường dạng tấm, phun hoặc quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt nếu bạn sử dụng sản phẩm nhựa đường dạng lỏng.

+ Chú ý gia cố các vị trí dễ thấm dột như cổ ống xuyên sàn, chân tường, khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.

Trên đây là một số thông tin về nhựa đường chống thấm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn lựa chọn được loại vật liệu chống thấm phù hợp nhất đối với công trình của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy vui lòng để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất, chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống!

>>Xem thêm: Sơn chống thấm pha xi măng có mang lại hiệu quả cao không
 

Related posts

Trường kỷ Huế cổ đồ đại – Nét đẹp trong đồ gỗ lối Huế

Lê Đông Nghi

3 điều chứng minh một địa chỉ cung cấp sàn gỗ thái lan uy tín, chất lượng

Lê Đông Nghi

Những mẫu bàn ăn đẹp, sang trọng năm 2023

Lê Đông Nghi

Leave a Comment