Image default
tin tức

Hướng dẫn đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Chính vì vậy, quy định này đã mở rộng khung pháp lý của nhà nước đối với địa điểm kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn việc đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế, trong trường hợp doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

-Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
– Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
– Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.

đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh có thể thực hiện nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được gửi trực tuyến tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.

Trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện việc đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế, trong trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh, doanh nghiệp cần chú ý đến một vài lưu ý sau:

Về cơ quan quản lý thuế: Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN.

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt.
https://chiasekinhdoanh.com/

https://chiasekinhdoanh.com/dieu-kien-de-doanh-nghiep-dang-ky-su-dung-hoa-don-dien-tu/

Related posts

Mách bạn 3 cách để có được giấc ngủ ngon

Lê Đông Nghi

Kinh nghiệm kinh doanh túi xách Quảng Châu

Lê Đông Nghi

Những sai lầm trong chăm sóc da mặt

Lê Đông Nghi

Leave a Comment