Thi công trần thạch cao nổi về cơ bản cũng theo các trình tự giống với thi công trần thạch cao chìm. Tuy nhiên, làm trần thạch cao nổi có nhiều công đoạn hơn và đòi hỏi sự chính xác trong đo đạc.
Trần thạch cao nổi và những điều cần biết
Trần thạch cao nổi có một điểm trừ duy nhất là khó tạo hình trang trí. Bù lại, loại trần này có khá nhiều những ưu điểm tuyệt vời như khả năng chịu lực tốt, khả năng thẩm mỹ cao và chống ẩm, cách nhiệt tốt. Ngoài ra còn có tác dụng che đi những hạng mục khác như hệ thống đèn, hệ thống báo cháy, quạt trần, điều hòa.
Địa chỉ thi công trần thạch cao : https://www.taidanang.com/tran-thach-cao-da-nang/
Nhờ vào khả năng chịu lực tốt nên làm giá đỡ cho tấm trần thạch cao hoặc tấm trần loại khác. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với hệ thống trang trí đèn, nội thất tạo nên sự đẳng cấp cho căn phòng.
Trần thạch cao nổi chịu lực tốt
Về ứng dụng của trần thạch cao nổi cũng là một hạn chế của loại trần này. Đó là trần nổi chỉ thích hợp cho những công trình có diện tích rộng lớn. Những ngôi nhà rộng lớn, những văn phòng công ty, phòng họp, hội nghị, nhà công nghiệp hoặc sảnh tủng tâm,.. là những công trình được thi công trần thạch cao. Nhà diện tích hẹp hay văn phòng nhỏ thì không phù hợp để lắp đặt trần nổi.
Các bước thi công trần thạch cao khung nổi
Khi thi công trần thạch cao khung nổi, Thiên Thành Phát sẽ đảm bảo theo đúng trình tự để cho ra một công trình hoàn thiện nhất. Các bước như sau:
– Bước 1: Xác định cao độ trần. Đây là điều đầu tiên quan trọng nhất trong thi công trần thạch cao. Lưu ý là dùng bút đánh dấu những chỗ trần lồi lõm để dễ tính toán treo khung xương.
– Bước 2: Cố định thanh viền tường. Sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền vào tường, vách. Lưu ý đo đạc tính toán lỗ khoan trước cho đều.
– Bước 3: Phân chia trần. Đối với bước này người thợ phải tuân thủ đúng kích thước của trần nổi với khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ là 610x610mm ,600×600 mm, 610×1220 mm, 600 x1200 mm.
– Bước 4: Móc và liên kết thanh chính. Các móc và thanh chính được nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khoảng 800 – 1200mm.
– Bước 5: Móc và liên kết thanh phụ. Thanh phụ được lắp vào các lỗ trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ, giữa chúng có khoảng cách 600mm (hoặc 610 mm).
– Bước 6: Điều chỉnh. Sau khi lắp đặt xong cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn, phẳng bằng phương pháp giăng dây chéo hoặc máy laser, thước.
– Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung. Các tấm trần thạch cao sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt trước đó sao cho phẳng, hợp lý nhất.
– Bước 8: Xử lý viền trần, vệ sinh và nghiệm thu trước khi bàn giao cho chủ nhà.
Thi công trần thạch cao muốn hoàn chỉnh nhất, chất lượng nhất thì đòi hỏi cơ sở thi công phải thật chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn về mẫu mã và thiết kế thi công trần thạch cao nhé. Đảm bảo cho công trình của bạn sự sang trọng, đẳng cấp nhất!
https://chiasekinhdoanh.com/ky-thuat-nuoi-ca-basa/
https://chiasekinhdoanh.com/cach-lua-chon-kieu-ghe-ban-an-cao-cap-cho-khong-gian-hep/