Image default
Thực phẩm

Các biện pháp xử lý kịp thời khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn, uống còn có tên gọi khác là ngộ độc thức ăn hay trúng thực.

Biểu hiện của bệnh là sau khi ăn những thức ăn những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia,…hoặc những thực phẩm tự nó chứa độc chất tự nhiên hoặc do ô nhiễm môi trường gây ra.

Người bị ngộ độc thường có biểu hiển như nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe, làm cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy nhược mà còn có thể dẫn đến tử vong.

Vậy điều cấp thiết nhất là biện pháp xử lý kịp thời khi không may bị ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và cách xử lý .

Ngộ độc thực phẩm do ăn phải các chất ôi thiu

Chất ôi thiu là những loại thực phẩm đã để lâu ngày hoặc bị phát sinh từ các loại chất độc như dầu, mỡ dùng nhiều lần.

Biện pháp phòng ngừa: bạn không nên để thực phẩm quá lâu ngày, khi phát hiện có những dấu hiệu như ôi thiu, thay đổi màu sắc,… thì đem bỏ ngay.

>>Xem thêm:

trị mụn cóc

chữa tiểu đường

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng

Ký sinh trùng là những loại vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, nấm mốc, nấm men. Để đề phòng dạng này bạn nên mua thực phẩm tươi sạch, ăn chín, uống sôi và phải bảo quản thức ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh trong quá trình chế biến.

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có chứa sẵn chất độc bên trong

Có nhiều thức ăn chứa sẵn chất độc như: cá nóc, nấm độc ,khoai tây mọc mầm,…Cách phòng chống tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm có chứa sẵn chất độc đã được khuyến cáo.

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm chất hóa học

Đó là các loại thực phẩm bị nhiễm chất độc từ nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia,…Để tránh bị ngộ độc thực phẩm bạn nên chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và vệ sinh kỹ thực phẩm khi chế biến.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi gặp trường hợp sau khi ăn có dấu hiệu nôn mửa, đau bụng, đi ngoài nhiều lần hoặc sốt cao, bạn cần thực hiện như sau:

  • Cho bệnh nhân uống nước, dùng ngón tay móc cổ họng cho đến khi nôn ra được. Bạn cần lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh và phải cho đầu năm nghiêng.
  • Trong trường hợp không nôn ra được, cho bệnh nhân uống than hoạt tính vì than hoạt tính có khả năng hút chất độc không cho chất độc thấm vào máu.
  • Sau khi nôn và đi ngoài cho bệnh nhân uống 1 gói orezol pha với 1 lít nước. Nếu không có sẵn orezol, hãy pha ½ thìa cafe muối với 4 thìa cafe đường hòa cùng 1 lít nước.
  • Trong trường hợp bị tiêu chảy, không nên uống thuốc, để bệnh nhân cho ra hết càng tốt. Sau khi nôn và đi ngoài không nên để bệnh nhân ăn đồ ăn cứng mà nên ăn cháo nhẹ.
  • Đối với trường hợp sơ cứu mà chưa bình phục và có các triệu chứng tím tái, khó thở,… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Thực phẩm thật sự rất quan trọng đối với con người nhưng sử dụng và lựa chọn đúng cũng là yếu tố quan trọng không kém. Để không bị ngộ độc thực phẩm hãy hiểu rõ về thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình.

 

Related posts

Học cách làm bánh gối ngon như mẹ làm

Lê Đông Nghi

Bí quyết giữ thực phẩm tươi ngon trong tủ lạnh mà chị em nên biết

Huy

Thịt bò viên Thái Lan món ngon tuyệt đỉnh

Lê Đông Nghi

Leave a Comment