Bạo lực học đường đã và đang phản ánh rõ nét, trung thực nhât sự thiếu hụt kỹ năng ứng xử của một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những năm trở lại đây, bạo lực học đường đã trở thành một tệ nạn đáng báo động trong xã hội. Chúng phản ánh sự manh động, nông nổi cùng nhẫn tâm của con trẻ đối với bạn bè của mình.
Không chỉ ở Việt Nam mà các nhà quản lí giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đau đầu với nạn bạo lực học đường này nhất là khi có sự tham gia của mạng xã hội thì vẫn nạn này càng diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn. Chúng được xem như thứ chất độc mãn tính hủy hoại thui chột đi nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ.
Bạo lực học đường – nguyên nhân do đâu?
Ngược chiều để tìm ra nguyên nhân của bạo lực học đường, ta sẽ bắt gặp những lý do khá đơn giản, thậm chí rất vớ vẩn.
Học sinh đánh nhau, làm nhục chỉ do một ánh mắt nhìn “đểu”, một lời khích bác,nhờ cậy hay xích mích về người yêu… cũng đủ để các bạn lao vào đánh nhau rồi quay clip khoe lên mạng như chiến thắng của một người hùng. Và rồi những hành vi này được lây lan, nhân rộng, càng ngày càng bạo lực tàn nhẫn.
Chuyện bạo lực học đường được quy cho sự khủng hoảng tâm lí của tuổi vị thành niên. Bởi đó là cái tuổi bùng phát năng lượng, tuổi nổi loạn, khi có khao khát thể hiện bản thân và chưa có cơ hội giải phóng chính đáng tất yếu sẽ giải phóng thành bạo lực. Bạo lực trở thành thú vui, thành phương tiện để phô trương sức mạnh của không ít thanh thiếu niên khi chúng không tìm thấy niềm vui trong học tập và sáng tạo hay bị áp lực quá lớn từ thầy cô, gia đình.
Hơn thế nữa, do sự ảnh hưởng tiêu cực từ những bộ phim, những tác động với chủ nghĩa anh hùng, bạo lực đã khiến cho một bộ phận giới trẻ suy nghĩ lệch lạc, hoang dã hành xử theo bản tính, giả quyết xung đột bằng bạo lực sức mạnh.
Thêm nữa là sự hùa theo cỗ vũ của cư dận mạng khiến cho những hình ảnh bạo lực ấy được lan tràn mạnh mẽ.
>>Xem thêm:
Hệ lụy đằng sau
-
Đối với những nạn nhân
Bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý của các em. Chúng sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động tâm lý nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực.
Không chỉ vậy còn là nỗi ám ảnh bạo lực học đường gây tâm lí hoang mang,lo lắng đối với người thân ,bạn bè và tạo nên tính bất ổn ,thiếu trật tự trong xã hội.
- Đối với những chủ thể gây nên bạo lực học đường.
Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách ,suy thoái nhân tính,làm gương xấu cho người khác học theo.
Bạo lực học đường là mầm mống của tội phạm ,tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tâm con người. Người gây ra bạo lực học đường sẽ trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh, sợ hãi, căm ghét.
- Đối với xã hội
Bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, đặc biệt là các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” khoe trên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng”, được thể hiện bản thân hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương, chính tình trạng này đã góp phần vào việc khiến cho trật tự xã hội ít nhiều bị thay đổi, đời sống của giới học sinh trở nên rối ren.
Quan trọng hơn cả là làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường của xã hội.
Lối thoát nào cho bạo lực học đường
Từ những mâu thuẫn trong các nhóm học sinh, nhà trường lại không biết được, thậm chí là có những thờ ơ khi có một số em lên phản ảnh với trường hoặc về tâm sự với bố mẹ thì lại được cho đấy là chuyện vặt vãnh nên dẫn đến hậu quả lớn như thế.
Vậy nên nhà trường, phụ huynh cần quan tâm con mình để phát hiện sớm vấn đề và có biện pháp giải quyết kịp thời.
Cần có những biện pháp để giúp các em giải tỏa áp lực căng thẳng từ phía nhà trường và gia đình. Cần phát triển hệ thống tâm lý học đường để phát hiện và ngăn chặn những vấn đề về tâm lí.
Ở các nước phát triển, tâm lí của học sinh luôn là điều được quan tâm hằng đầu,họ đã áp dụng những biện pháp đặc biết để giúp đỡ các em như ở Thụy sĩ, các lớp tiểu học có thêm một học sinh vô cùng đặc biệt.
Đó là chú chó được huấn luyện để chơi với trẻ. Kết quả cho thấy các em được thú cưng hỗ trợ tâm lý trước kỳ thi có thái độ bình tĩnh, thoải mái hơn hẳn. Ở Mỹ thì có trường tiểu học giúp học sinh xoa dịu lo lắng, trầm cảm bằng phương pháp tập Yoga.